Phơi bày những ẩn số của Hồ Tập Chương - Kỳ 9 (Huỳnh Tâm)


Hồ Chí Minh ở tù Nhà đá Hà Nam. [1]
"Nhật báo "Nichinichi News" Đài Loan, ngày 12 tháng 11 - ngày 7 tháng 12 năm 1938, loan tải một loạt bài có liên quan đến người tù chính trị Hồ Tập Chương (Huji Zhang) tại Quảng Châu. Trong thời gian, quan hệ chính trị đưa đến một hậu quả giữa cố ý liên kết với nhau. Hơn nữa, "Nhật báo Nichinichi News" nêu ra toàn bộ báo cáo có bằng chứng trực tiếp chỉ vào một người Hồ Tập Chương (Huji Zhang-胡集璋) tức là Hồ Chí Minh sau này.
Một trong những bằng chứng quan trọng nhất về Hồ Tập Chương, qua sự kiện "nhà tù đá miền Nam Hà Nam", xác nhận đây là một sự kiện của nhà tù Quảng Châu, được tổ chức thay hình đổi dạng, sắp xếp lại lý lịch của Hồ Tập Chương, cho hợp lý và ăn khớp với một nhân vật có cá tính Việt Nam.

Năm 1934, Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) tại Moscow. Tài liệu quá hiếm của gia đình họ Hồ, Hồ Tập Chương gia nhập Đảng Cộng sản ở Đài Loan, hầu hết những tài liệu lưu trữ của gia đình bị phá hủy. Nguồn ảnh: lấy từ VNA.

Báo cáo của Hoa Nam cho rằng: Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) đã bị giam ở "nhà tù đá Hà Nam", nơi giam cuối cùng tại nhà tù Nam Thạch Đầu, theo hồ sơ lưu trữ của "Lịch sử Đảng Quảng Châu Trung Quốc". Nhà tù Hà Nam toạ lạc bên bờ phía Nam ngạn Châu Giang, nhà tù Nam Thạch Đầu nằm ở Hải Châu khu (海珠区) của thành phố Quảng Châu. "Nhà tù Nam Thạch Đầu (南石頭) do Quốc Dân Đảng quản lý, tại Quảng Châu chỉ có một nhà tù, được gọi là "trường kỷ luật". Cũng tại nhà tù này, vào năm 1927, có cuộc đảo chính phản cách mạng "4,15" (1927年「4.15」反革命政變後). Một số lượng lớn đảng viên Cộng sản tổ chức quần chúng nổi dậy bị thảm sát Quốc Dân Đảng. Trong số đó có những đảng viên Cộng sản nổi tiếng, Nhĩ Tung (爾崧), Trầm Tĩnh Trai (沈靜齋), Tống Thì Luân (宋時輪), Tiêu Sở Nữ (蕭楚女), Hùng Hùng (熊雄), Lý Sâm (李森), Đặng Bồi  (鄧培), cuối cùng họ bị bắt giữ như vậy trong "Nhà tù Nam Thạch Đầu-南石頭監獄".

Tháng 11 đến tháng 12 năm 1938, Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) bí mật đến Quảng Châu, xâm nhập vùng địch, nhưng Hồ Tập Chương đã bị bắt giam tại nhà tù "đá Hà Nam". Hồ Tập Chương ở cùng phòng với những nhà cách mạng khác theo khuynh hướng "thực tiễn chủ nghĩa Trung Quốc", nhờ vậy tất cả họ đã biết nhau, và sống chung một trạng thái phơi bày tư duy của mỗi cá nhân. Sau khi ra tù họ viết những hồi ký đã trao đỗ tư tưởng với những ai, trong số đó có tập "kinh nghiệm vai trò sống đích thực trong tù", và "hồi ký Trịnh Siêu Lân" (Zhengchao Lin), đề cập đến: "Mùa hè năm 1931, tại nhà tù Quảng Châu, Hồ Tập Chương đã có gặp Phó Đại Khánh (傅大庆), Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản, Hồ Tập Chương yêu cầu Phó Đại Khánh (傅大庆) gửi một tin nhắn để những tổ chức đảng tìm mọi cách và cố gắng giải cứu anh ta ra khỏi nhà tù".
Sao đó Phó Đại Khánh (傅大庆) in tuyển tập "Khối lượng thứ hai", tại trang 506. Tóm tắt hồi ký của tác giả Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin) kể lại những mẫu chuyện về Hồ Tập Chương khoác lác trong tù, một con người quá nguy hiểm, giảo hoạt để đạt đến mục đích riêng. Tại phụ lục II, Phó Đại Khánh (傅大庆) có lập lại, vào mùa hè năm 1931, tại Quảng Châu đã từng gặp Hồ Tập Chương một tù nhân chính trị, ông còn xác định không phải Nguyễn Ái Quốc. Trong khi ấy, tháng 6 năm 1931 - Tháng 2 năm 1932, Nguyễn Ái Quốc bị giam tại nhà tù Victoria của Hồng Kông. Tất nhiên Hồ Tập Chương không có thể đồng thời điểm ở nhà tù tại Hồng Kông và nhà tù Quảng Châu. Vì vậy, những người đã bị giam giữ trong nhà tù Quảng Châu, như Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin), Phó Đại Khánh với tất cả các Đảng Cộng sản đầu theo phái Trotskyite, họ thường đề cập đến Hồ Tập Chương (Huji Zhang). Cụ thể khởi đầu cuộc chiến tranh, Phó Đại Khánh (傅大庆) bị giết bởi Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) chỉ điểm cho cảnh sát Nhật Bản, riêng Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin) tiếp tục ở tù cho đến chết, hưởng thọ 98 tuổi.
Trước năm 1930, Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) có làm việc tại công nghiệp Phiếm Thái Bình Dương Thượng Hải, một tổ chức bí mật của Quốc tế Cộng sản, trên thực tế đây là văn phòng liên lạc của nhóm gián điệp vùng Viễn Đông, họ có những quan hệ chặt chẽ với các đầu đảng những phái Cộng sản, như Trịnh Siêu Lân (郑超麟), Phó Đại Khánh (傅大庆), Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin) biết quá rõ ràng Hồ Tập Chương (Huji Zhang) là ai, sau này một khi người ta đề cập đến Hồ Tập Chương thường gọi bí danh Hồ Chí Minh.

Tác giả Lương Ích (Liang Yi) ghi lại: năm 1930 Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) giám sát cuộc bao vây Hồng quân của Liên Xô tại khu tô Giang Tây, tăng cường trật tự trong suốt cuộc tấn công vào những phần tử Cộng sản, Quảng Châu cũng không ngoại lệ. Vào lúc này Hồ Tập Chương có bí danh (Lý Thụy) muốn đến Quảng Châu, phải đổi hướng thông qua liên lạc ngầm với Tỉnh ủy Đào Chú (Tao Zhu) Quân ủy Quảng Đông (CPC). Đặng Dĩnh Siêu chỉ đạo sắp xếp Hồ Tập Chương lập gia đình với điệp viên Lâm Y Lan (Lin Yilan), Lâm Y Lan là nữ điệp viên gạo cội của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhận lệnh làm một vỏ bọc cho Hồ Tập Chương tránh sự săn đuổi. Hồ Tập Chương thường khoe với đồng nghiệp, Lâm Y Lan là một người vợ có thể ra mệnh lệnh công tác bất ngờ, tuy nhiên Lâm Y Lan thừa khả năng làm người vợ hiền, chăm lo đời sống hàng ngày rất tốt.

Trong nhật ký của Lâm Y Lan, phần V, có ghi "Elegy hôn nhân lãng mạn, đầu năm 1930, Quốc Dân Đảng bắt Hồ Tập Chương nhốt vào tù Quảng Châu vì tội những kẻ phản tổ quốc Trung Hoa. Hôm ấy Lâm Y Lan chia tay với một chiếc khăn tay lau nước mắt trên khuôn mặt thô, thiếu sinh động, nụ cười của chúng tôi rất yếu ớt không để kẻ thù thấu hiểu". Sau ba ngày, Hồ Tập Chương được nhà tù thả ra, Lâm Y Lan vui mừng nhìn chằm chằm vào anh ta với đôi mắt trắng sâu, khoé mắt thâm đen, môi nhợt nhạt, một khuôn mặt góc cạnh hiện ra với nước da xanh xao, dáng đi mệt mỏi, như kẻ mất sinh lực. Từ các mô tả trên đây của Lâm Y Lan, cho thấy ghi chép rõ ràng năm 1930, Hồ Chí Minh thực sự bị Quốc Dân Đảng bắt tại Quảng Châu, đến năm 1931, Quốc Dân Đảng bắt Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông. (xem Phần V "Elegy hôn nhân lãng mạn").

Năm 1946 Nhà xuất bản Quốc Hoa Đài Loan (Guohong Books), công bố một cuốn sách phiên bản tiếng Nhật "Hồ Chí Minh" của Ngô Trọc Lưu (吳濁流). Sau đó Xuất Khan (Chukan) dịch sang tiếng Anh "Orphan of Asia" và tiếng Hoa亞細亞的孤兒, tựa đề (Đứa trẻ mồ côi châu Á).
Nội dung ban đầu phiên bản tiếng Nhật, nói về sự đào thoát của Hồ Tập Chương đến Diên An gia nhập Cộng sản Mao, dùng mọi nỗ lực để biến Trung Quốc thành chế độ mới, nhưng đến phiên bản dịch thuật ngôn ngữ Trung Quốc, kết quả có nhiều đoạn không được dịch nguyên bản, bởi có những mâu thuẫn và nhầm lẫn thiếu sự thật, mô tả kém sâu sắc.

Phiên bản Trung Hoa 亞細亞的孤兒 "Đứa trẻ mồ côi châu Á", và phiên bản tiếng Anh "Orphan of Asia" của tác giả Ngô Trọc Lưu. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Phiên bản tiếng Nhật của Ngô Trọc Lưu.
- Chương đầu tiên 1946a, Hồ Chí Minh tại Đài Bắc.
- Chương thứ hai 1946b, Hồ Chí Minh tại Đài Bắc.
- Chương thứ ba 1946c, Hồ Chí Minh tại Đài Bắc.
- Chương thư bốn 1946d, Hồ Chí Minh tại Đài Bắc.
Phiên bản Trung Hoa của Ngô Trọc Lưu.
- Năm 1959, một chiếc thuyền.
- Năm 1962, The Orphan của châu Á.
- Năm 1977, Đứa trẻ châu Á mồ côi. [2]

Trong chương phần ba, Ngô Trọc Lưu cố tình che giấu những năm 1930, Lâm Y Lan và Hồ Chí Minh lập gia đình tại Quảng Châu và miêu tả phiến diện thân thế Hồ Tập Chương, trong khi ấy những nhân chứng lịch sử Đài Bắc ghi chép, xác định hồ sơ của Hồ Tập Chương (Huji Zhang) người Đài Loan, gốc Hẹ, chính là Hồ Chí Minh. (Xem Phần IV tập truyện "Hồ Chí Minh" của Ngô Trọc Lưu).
Tuy nhiên năm 1946, Ngô Trọc Lưu loan tải trên báo "Nichinichi News" tại Đài Loan, một tập truyện "Hồ Chí Minh", trong đó đã được ghi nhận Hồ Tập Chương (胡集璋) có ở tù tại Quảng Châu vào năm 1930, và "Hồ Chí Minh lập gia đình với Lâm Y Lan". Theo hồi ký của Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin)"), cũng mô tả một sự kiện Hồ Chí Minh ở tù tại Quảng Châu. Đây là chi tiết chứng minh rõ ràng Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh, có quê tại huyện Miêu Lật (Miaoli) Đài Loan cũng đã xác nhận Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) làm vua tại Việt Nam, họ truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng lời nói bí mật trong câu chuyện hư cấu gian lận của Quốc tế Cộng sản. Còn cho rằng "Năm 1938, Hồ Tập Chương có một em trai bị Quốc Dân Đảng lưu đày tại Quảng Châu, lúc này Hồ Tập Chương gia nhập quân đội Nhật Bản tại Đài Bắc được tuyển dụng công tác Hồng Kông như là một thông dịch viên hải quân. Theo báo "Nichinichi News" vào giữa tháng 12 năm 1938, Hồ Tập Chương đến Quảng Châu thăm em trai, cho biết em dâu của mình đã hạ sinh một đứa cháu trai tên là Thự Quang (曙光). Cho nên năm 1939, Hồ Tập Chương lấy bút danh Hồ Quang, có lẽ cảm xúc từ Mộ  Tử (慕思子). Sau đó Hồ với cha trở lại Đài Loan, Hồ Tập Chương bắt đầu vui mừng trao đổi với các anh em trong gia đình câu đầu tiên: "Chúng tôi làm mọi thứ để chạy vượt qua những nguy hiểm, nào là trạm kiểm soát, thậm chí gặp cướp biển trên chiếc tàu buôn lậu". Thực ra Hồ Tập Chương về Đài Loan thăm gia đình do Chu Ân Lai hỗ trợ, Hồ Tập Chương còn cho biết: "Chúng tôi tham gia vào hoạt động gián điệp, sẽ gặp rất nhiều nguy cơ trong cuộc sống và các điệp vụ đặc biệt sau khi trở về nhà mới biết mình còn sống, cha và gia đình hãy thận trọng không nên chú ý đến tôi, nay mai tôi sẽ đến Vân Nam, và làm việc tại Việt Nam, nếu như thành công Tôi sẽ không về nhà".[3]
Tứ đó Hồ Tập Chương đã có danh phận mới Hồ Chí Minh, một mảnh đời với nhau rất quan trọng liên quan sự nghiệp Cộng sản, cho thấy đủ bằng chứng Hồ Chí Minh là ai. "Nichinichi News" loan tải cho rằng Hồ Tập Chương 38 tuổi, sinh ra tại huyện Miêu Lật Đài Loan.

Vũ Trung Đang người bạn cùng khóa đào tạo cán bộ du kích cho biết: "Trong lý lịch phải tuân lệnh ghi đầy đủ tên họ Hồ Tập Chương và 38 tuổi". Trong khi ấy Nguyễn Ái Quốc "49 tuổi", một sự khác biệt 11 năm, quá chênh lệch hơn một thập niên. Hồ Chí Minh được đào tạo cán bộ du kích vào năm 1939, trong hồ sơ các khóa sinh phải đăng ký địa chỉ gốc và công bố danh tính". (Tài liệu và hình ảnh của Hồ Tập Chương được triển lãm tại Liễu Châu, Quảng Tây). [4]

Trung tâm đào tạo cán bộ du kích tọa lạc tại nhà ga Thiểu Giáo huyện Hành Sơn (Hengshan) Hồ Nam trong khóa Hồ Tập Chương chịu trách nhiệm việc nghe radio, chú ý lấy tin tức từ đài phát thanh là một bộ phận kỹ thuật đối với khóa sinh hơi lạ, sáu tháng sau, Hồ Tập Chương được gặp Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) lúc này Hồ Tập Chương lấy bí danh mới là Hồ Quang, đã thực sự làm việc tại nhà ga Hồ Nam với tư cách tình báo viên, được trao trách nhiệm nghe phát sóng tiếng Nhật.

Sau khóa đào tạo cán bộ du kích, Hồ Quang làm việc với Đại tá Trần Tử Anh (Chen Ziying-陳子英). Ông tốt nghiệp trường Đại học Imperial ở Nhật Bản, nhập ngũ phục vụ đơn vị tình báo Quân đoàn 18 (Bát Lộ Quân). Tiếp theo gặp Thượng  Tương Tuyết Ảnh (Giang Xueying), nhân viên nhà ga Thái Viên, học tập kinh nghiệm phản ứng nhanh trong trường hợp đối phó với Nhật Bản. Hồ Quang cũng là một cựu thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phục vụ trong Quân đoàn 18. Ông phụ trách riêng một đài phát thanh đánh chặn "tình báo Nhật Bản", và lắng nghe "tin nhắn tiếng Nhật", dựa vào các thành viên phát thanh đã từng nghiên cứu học thuật Nhật Bản. Tất nhiên một thời Hồ Quang đã được giáo dục và có ảnh hưởng Nhật Bản, những nhiệm vụ không đơn giản, tự nhiên phù hợp với Hồ Quang (Hồ Chí Minh) xem ra đã quen thuộc với ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. Tất nhiên những hoạt động căn bản trên trong tầm tay của Hồ Tập Chương nhưng ngoài khả năng của Nguyễn Ái Quốc (阮爱国).

Nhật báo "Nichinichi Daily" Đài Loan công bố vào ngày 12 tháng 11 năm 1938. Hồ Tập Chương "38 tuổi" sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 là tuổi thật của Hồ Chí Minh, còn Nguyễn Ái Quốc "49 tuổi", sinh vào năm 1939. Quốc tế Cộng sản sắp xếp hồ sơ của Hồ Tập Chương như thế này hỏng rồi, bởi Hồ Tập Chương sinh năm Minh Trị 34, Tân Sửu 11 tháng 10. Chuyển đổi của thời đại Kitô giáo: Minh Trị 34 năm, Trung Quốc Tân Sửu đó là năm 1901, mới đúng 38 tuổi. Nó cũng cho thấy rõ Việt Nam không có Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh, bởi Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương ở huyện Miêu Lật (苗栗) Đài Loan (台湾). Hồ sơ khác ghi rằng Hồ Tập Chương nguyên quán Huệ Châu, quận Trường Lạc, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, do đó đăng ký khai sinh tại nguyên quán Quảng Đông, nói thông thạo tiếng Quảng Đông, đó là điều tự nhiên hợp lý. Theo bảng gia phả của họ Hồ, ông nội tên Hồ Tập Trương Lương (Huji Zhang Liang) cha là Hồ Tập Lượng sinh ra Hồ Tập Chương.

Huỳnh Tâm

Tham khảo.
[1] Thử nghiệm cuộc sống của Hồ Chí Minh
[2]  亞細亞的孤兒. 日文版[编辑] 吳濁流,
- 1946a胡志明第一篇。台北:吳阿源。
- 1946b,胡志明,第二篇。台北:吳阿源。
- 1946c,胡志明,第三篇。台北:吳阿源。
中文版-吳濁流.
- 1959,孤帆,楊召憩譯。高雄:黃河出版社。
- 1962,亞細亞的孤兒,傅恩榮譯。台北:南華出版社。
- 1977,亞細亞的孤兒,張良澤編。台北:遠景出版社。
[4] đồ phiến phiên nhiếp tự quảng tây long châu hồ chí minh triển lãm quán-圖片翻攝自廣西龍州胡志明展覽館.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét